Hôm nay: 27/4/2024, 3:34 am


  • Diễn Đàn
    Chủ đề
    Số bài
    Bài gửi sau cùng
  • Văn Cao


    Văn CaoVăn Cao (15 tháng 11, 1923 – 10 tháng 7, 1995) là một nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng. Ông là tác giả của Tiến quân ca, quốc ca của Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những gương mặt quan trọng nhất của tân nhạc. Văn Cao còn là một họa sĩ, nhà thơ với nhiều tác phẩm giá trị. Thuộc thế hệ nhạc sĩ tiên phong, Văn Cao tham gia nhóm Đồng Vọng, sáng tác các ca khúc lãng mạn Bến xuân, Suối mơ, Thiên Thai, Trương Chi... ghi dấu ấn trong lịch sử tân nhạc Việt Nam. Sau khi gia nhập Việt Minh, Văn Cao viết Tiến quân ca, Trường ca Sông Lô, Tiến về Hà Nội... trở thành nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc kháng chiến. Sau vụ việc Nhân Văn - Giai Phẩm, Văn Cao phải đi học tập chính trị. Trừ Tiến quân ca, ca khúc của ông cũng giống như các nhạc phẩm tiền chiến khác, không được lưu hành ở miền Bắc. [cần dẫn nguồn] Đến cuối thập niên 1980, những nhạc phẩm này mới được biểu diễn trở lại. Năm 1996, một năm sau khi mất, Văn Cao được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh trong đợt trao giải đầu tiên. Ông cũng đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương Kháng chiến hạng nhất, Huân chương Độc lập hạng ba, Huân chương Độc lập hạng nhất
    13 Chủ đề
    13 Số bài
    Văn Cao - Tác Gi...
    21/9/2013, 6:55 pm
    Xuan Loc Xem bài viết sau cùng
  • Phạm Duy


    Phạm DuyPhạm Duy (5 tháng 10 năm 1921 - 27 tháng 1 năm 2013), tên thật Phạm Duy Cẩn là một nhạc sĩ, ca sĩ, nhà nghiên cứu nhạc người Việt Nam. Ông được coi như một trong những nhạc sĩ lớn nhất của nền Tân nhạc Việt Nam với lượng sáng tác đồ sộ cũng như đa dạng về thể loại, trong đó có rất nhiều ca khúc trở nên kinh điển và quen thuộc với người Việt. Nhạc của ông thường kết hợp những yếu tố của âm nhạc cổ truyền Việt Nam với các trào lưu, phong cách mới, tạo nên nhiều tác phẩm có tính đột phá, giàu ảnh hưởng đối với các nhạc sĩ thuộc nhiều thế hệ. Ngoài sáng tác và biểu diễn, ông còn có những công trình khảo cứu về âm nhạc Việt Nam có giá trị. Ông từng giữ chức giáo sư nhạc ngữ tại trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn. Với hơn 70 năm sự nghiệp, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nước, ông được coi là cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam. Tuy vậy bên cạnh đó, các quan điểm nhìn nhận về ông cũng khác biệt, chủ yếu là do các vấn đề chính trị. Khởi sự đời nhạc trong gánh hát Đức Huy với vai trò phó quản lí và ca sĩ hát lưu động. Từng tham gia Kháng chiến chống Pháp một thời gian trước khi vào miền Nam để tiếp tục tự do hoạt động âm nhạc. Phạm Duy là một tên tuổi lớn và đầy ảnh hưởng tại miền Nam Việt Nam với những hoạt động tích cực giành cho cả âm nhạc và chính trị, và những hoạt động này còn tiếp diễn sau giai đoạn 1975, khi ông di tản sang Hoa Kỳ. Vì lý do chính trị, nhạc của ông bị cấm hoàn toàn tại miền Bắc Việt Nam sau 1954, và toàn Việt Nam sau 1975. Năm 2005, sau nhiều lần về thăm quê hương, ông chính thức trở về Việt Nam sống và từ đó, một số ca khúc của ông mới bắt đầu được phép phổ biến lại. Tính cho tới tháng 3 năm 2013, có 176 ca khúc được cấp phép lưu hành (trong số đó có 29 ca khúc ngoại quốc do ông đặt lời Việt), trong số khoảng một ngàn sáng tác của ông.
    34 Chủ đề
    34 Số bài
    Kỷ Vật Cho Em
    25/7/2015, 6:29 pm
    Xuan Loc Xem bài viết sau cùng
  • Ngô Thụy Miên


    Ngô Thụy MiênNgô Thụy Miên (1948 - ) là một nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng. Là tác giả của những ca khúc lãng mạn Áo lụa Hà Đông, Riêng một góc trời, Niệm khúc cuối... Ngô Thụy Miên được xem như một trong những nhạc sĩ lớn của miền Nam trước 1975 và ở hải ngoại về sau. Ngô Thụy Miên tên thật là Ngô Quang Bình, sinh ngày 26 tháng 9 tại Hải Phòng. Ông là con thứ nhì trong một gia đình bảy người con. Ngô Thụy Miên lớn lên với sách vở, thơ văn, gia đình anh điều hành nhà sách Thanh Bình ở Hải Phòng, và sau đó ở Sài Gòn (trên đường Phan Đình Phùng). Thời học sinh, ông có học nhạc với nhạc sĩ Chung Quân và Hùng Lân tại trường trung học Nguyễn Trãi. Sau đó ông học ở Trường Đại học Khoa học Sài Gòn. Trong thập niên 1960, Ngô Thụy Miên có theo hoc vĩ cầm với giáo sư Đỗ Thế Phiệt, và nhạc pháp với giáo sư Hùng Lân tại Trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn. Thời gian học ở đây, Ngô Thụy Miên quen biết với Đoàn Thanh Vân, con gái của diễn viên Đoàn Châu Mậu và hai người có một mối tình. Từ năm 1970 đến 1975, Ngô Thụy Miên làm kiểm soát viên không lưu tại phi trường Tân Sơn Nhất. Cũng khoảng thời gian đó, ông là trưởng ban nhạc Luân Phiên tại đài phát thanh Quân đội.
    22 Chủ đề
    22 Số bài
    Ngô Thụy Miên - ...
    21/9/2013, 8:34 pm
    Xuan Loc Xem bài viết sau cùng
  • Trịnh Công Sơn


    Trịnh Công SơnTrịnh Công Sơn (28 tháng 2 năm 1939 – 1 tháng 4 năm 2001), được coi như một trong những nhạc sĩ lớn nhất của Tân nhạc Việt Nam với nhiều tác phẩm rất phổ biến. Hiện nay chưa có thống kê về số tác phẩm để lại của ông (ước đoán con số không dưới 600 ca khúc), phần lớn là tình ca. Tuy nhiên số ca khúc của ông được biết đến rộng rãi là 236 ca khúc (cả lời và nhạc). Nhiều ca khúc của ông có thông điệp phản-chiến trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam và phần lớn bị cả Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Việt Nam Cộng hòa cấm đoán. Nhạc của Trịnh Công Sơn được nhiều ca sĩ thể hiện, nhưng thành công hơn cả là Khánh Ly. Ngoài ra, ông còn được xem là một nhà thơ, một họa sĩ không chuyên.
    15 Chủ đề
    15 Số bài
    Du Mục - Trịnh C...
    18/8/2014, 11:52 am
    Xuan Loc Xem bài viết sau cùng
  • Diệu Hương


    Diệu HươngDiệu Hương sinh ngày 26 tháng 10 năm 1955 tại Huế trong một gia đình có 13 người con mà cô là con gái duy nhất. Năm 5 tuổi, Diệu Hương theo cha là một sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng Hòa, cùng với gia đình chuyển vào Đà Nẵng. Tại đây cô theo học trường Sacré Coeur. Sau khi hoàn tất bậc trung học, Diệu Hương lên Đà Lạt theo học trường đại học Chính trị Kinh doanh và từng được bầu là trưởng ban văn nghệ trong những năm đại học. Trước đó Diệu Hương đã từng theo học piano với các dì phước cũng như từng hát và đóng kịch trên sân khấu nhà trường và tham gia những hoạt động hướng đạo. Tại Đà Lạt, Diệu Hương cũng ở nội trú với các dì phước, trong thời gian đó, Diệu Hương tập guitar rồi về Sài Gòn học tiếp tục với một người bạn. Sau biến cố tháng 4 1975, Diệu Hương rơi vào cảnh buồn bã "đời sống lúc đó không có chi nữa hết" và cô viết bản nhạc đầu tay Tôi muốn hỏi tại sao vào năm 1977. Cô còn tiếp tục sáng tác một vài ca khúc khác. Sau nhiều lần vượt biên không thành, cuối cùng Diệu Hương và gia đình sang Mỹ vào năm 1990 theo diện HO. Tại Mỹ trải qua nhiều công việc, rồi Diệu Hương theo học ngành thiết kế đồ hoạ. Nhạc phẩm đầu tiên Diệu Hương sáng tác tại hải ngoại là bản Mùa thu nơi đây viết năm 1990, ngay sau khi đặt chân đến Hoa Kỳ, diễn tả tâm trạng của một người xa quê hương, nhớ về thành phố cũ trong khung cảnh một mùa thu. Năm 1997, cô viết Lặng nhìn ta thôi và ca khúc này đã được đưa vào CD do Lệ Thu trình bày với một số ca khúc khác của Diệu Hương. Tiếp đó ca khúc Mình ơi mang đậm nét dân ca do Ý Lan trình bày đã đưa tên tuổi Diệu Hương đến với đông đảo công chúng yêu nhạc. Đến nay Diệu Hương đã phát hành 5 CD Ở lại ta đi, Giòng lệ khô, Khắc khoải, Cho dòng sông cuốn trôi và Hư ảo trong đó có nhiều bài hát nổi tiếng được các ca sĩ trong nước và hải ngoại trình bày. Đặc biệt Vì đó là em với tiếng hát ca sĩ Quang Dũng đã giành được giải Mai Vàng 2003.
    4 Chủ đề
    4 Số bài
    Bên Anh Ngày Cuố...
    20/9/2013, 10:52 pm
    Xuan Loc Xem bài viết sau cùng
  • Vũ Thành An


    Vũ Thành AnVũ Thành An sinh tại Hải Hậu, Nam Định. Năm 1954 ông theo gia đình di cư vào miền Nam. Năm 1960, ông vào học trường trung học Nguyễn Trãi, có theo học nhạc sĩ Chung Quân cùng Ngô Thụy Miên, Đức Huy. Năm 1961 ông thi hỏng Tú tài và về trường Hưng Đạo học tiếp Đệ nhị. Năm 1963, Vũ Thành An thi đậu Tú tài toàn phần. Sau đó ông được linh mục Trần Đức Huynh, giám đốc trường Hưng Đạo cho dạy lớp Đệ thất để có tiền học Đại học. Cuối năm 1963, Vũ Thành An vào làm phóng viên ở Đài phát thanh Sài Gòn, ở đó ông gặp nhà thơ Nguyễn Đình Toàn. Năm 1965, ông viết Tình khúc thứ nhất, thơ Nguyễn Đình Toàn và nổi tiếng ngay từ ca khúc đầu tay đó. Những năm tiếp theo, ông viết nhiều Bài không tên khác. Năm 1967, Vũ Thành An nhập ngũ khóa 25 Sĩ quan dự bị Thủ Đức và 1969 ông lập gia đình. Năm 1969, ông phát hành tập nhạc Những bài không tên. Các tác phẩm của Vũ Thành An được yêu thích ở khắp miền Nam khi đó. Người ta có thể nghe tại gần như hầu hết các quán cà phê nhạc của Sài Gòn và những thành phố lớn khác, tại các quân trường và trên các làn sóng phát thanh. Tên tuổi của Vũ Thành An cùng với Tình khúc thứ nhất, Em đến thăm anh đêm ba mươi và các Bài không tên gắn liền với giới trẻ thời bấy giờ. Vũ Thành An cùng với Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng, Lê Uyên Phương tạo thành một lớp nhạc sĩ mới đầy tài năng. Năm 1971, Vũ Thành An tốt nghiệp đại học Luật khoa Sài Gòn. Ông tiếp tục làm việc tại đài phát thanh Sài Gòn với cấp bậc sĩ quan, và trải qua nhiều chức vụ: Trưởng cơ sở dân vận Gia Định 1973, Trưởng phân khối văn hóa, Phụ tá trưởng khối chương trình, Trưởng khối chương trình và Trưởng phân khối kế hoạch hệ thống truyền thanh 1974. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Vũ Thành An là người cuối cùng rời Đài phát thanh Sài Gòn, lúc 10 giờ 30 giờ sáng. Sau đó ông phải học tập cải tạo suốt mười năm dài từ 1975 đến 1985 tại miền Bắc. Theo lời Vũ Thành An, ông bắt đầu sáng tác Thánh ca, Những Bài Nhân Bản trong thời gian cải tạo từ năm 1981. Năm 1991, Vũ Thành An rời Việt Nam và định cư tại Hoa Kỳ. Năm 1996, ông ghi danh học chương trình Cao học Thần học của Tổng giáo phận Portland, Oregon. Năm 2000, Vũ Thành An được đào tạo làm chức Phó Tế và phụ trách Đài phát thanh Việt Nam Hải Ngoại ở Portland, Oregon. Vũ Thành An ngừng sáng tác tình khúc và chỉ tiếp tục soạn các bản thánh ca, và tham gia các công việc từ thiện.
    16 Chủ đề
    16 Số bài
    Tình Khúc Thứ Nh...
    21/9/2013, 12:05 am
    Xuan Loc Xem bài viết sau cùng
  • Phạm Đình Chương


    Phạm Đình ChươngPhạm Đình Chương (1929 – 1991) là một nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc tiền chiến và là một tên tuổi lớn của tân nhạc Việt Nam. Ngoài ra ông còn là một ca sĩ với nghệ danh Hoài Bắc. Phạm Đình Chương sinh ngày 14 tháng 11 năm 1929 tại Bạch Mai, Hà Nội. Quê nội ông ở Hà Nội và quê ngoại ở Sơn Tây. Xuất thân trong một gia đình truyền thống âm nhạc, thân phụ của Phạm Đình Chương là ông Phạm Đình Phụng. Người vợ đầu của ông Phụng sinh được hai người con trai: Phạm Đình Sỹ và Phạm Đình Viêm. Phạm Đình Sỹ lập gia đình với nữ kịch sĩ Kiều Hạnh và có con gái là ca sĩ Mai Hương. Còn Phạm Đình Viêm là ca sĩ Hoài Trung của ban hợp ca Thăng Long. Người vợ sau của ông Phạm Đình Phụng có 3 người con: trưởng nữ là Phạm Thị Quang Thái, tức ca sĩ Thái Hằng, vợ nhạc sĩ Phạm Duy. Con trai thứ là nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Và cô con gái út Phạm Thị Băng Thanh, tức ca sĩ Thái Thanh. Ông được nhiều người chỉ dẫn nhạc lý nhưng phần lớn vẫn là tự học. Trong những năm đầu kháng chiến, Phạm Đình Chương cùng các anh em Phạm Đình Viêm, Phạm Thị Quang Thái và Phạm Thị Băng Thanh gia nhập ban văn nghệ Quân đội ở Liên Khu IV. Phạm Đình Chương bắt đầu sáng tác vào năm 1947, khi 18 tuổi, nhưng phần nhiều những nhạc phẩm của ông thường được xếp vào dòng tiền chiến bởi mang phong cách trữ tình lãng mạn. Các nhạc phẩm đầu tiên như Ra đi khi trời vừa sáng, Hò leo núi... có không khí hùng kháng, tươi trẻ. Năm 1951 ông và gia đình chuyển vào miền Nam. Với nghệ danh Hoài Bắc, ông cùng các anh em Hoài Trung, Thái Thanh, Thái Hằng lập ban hợp ca Thăng Long danh tiếng. Thời kỳ này các sáng tác của ông thường mang âm hưởng của miền Bắc như nói lên tâm trạng hoài hương của mình: Khúc giao duyên, Thằng Cuội, Được mùa, Tiếng dân chài... Thời gian sau đó, ông viết nhiều bản nhạc nổi tiếng và vui tươi hơn: Xóm đêm, Đợi chờ, Ly rượu mừng, Đón xuân... Sau khi cuộc hôn nhân với ca sĩ Khánh Ngọc tan vỡ, ông bắt đầu sáng tác tình ca. Ông đem tâm trạng đau thương vào những bài nhạc tình da diết, đau nhức, buốt giá tâm can: Đêm cuối cùng, Thuở ban đầu, Người đi qua đời tôi, Nửa hồn thương đau. Có thể nói Phạm Đình Chương là một trong những nhạc sĩ phổ thơ hay nhất. Nhiều bản nhạc phổ thơ của ông đã trở thành những bài hát bất hủ, có một sức sống riêng như: Đôi mắt người Sơn Tây (thơ Quang Dũng), Mộng dưới hoa (thơ Đinh Hùng), Nửa hồn thương đau (thơ Thanh Tâm Tuyền), Đêm nhớ trăng Sài Gòn (thơ Du Tử Lê)... Phạm Đình Chương cũng đóng góp cho tân nhạc một bản trường ca bất hủ Hội trùng dương viết về ba con sông Việt Nam: sông Hồng, sông Hương và sông Cửu Long. Sau 1975 Phạm Đình Chương định cư tại California, Hoa Kỳ. Ông mất 22 tháng 8 năm 1991 tại California. Theo một số tài liệu khác thì ông mất năm 1993.
    17 Chủ đề
    17 Số bài
    Phạm Đình Chương...
    22/9/2013, 6:37 pm
    Xuan Loc Xem bài viết sau cùng
  • Hoàng Thị Thơ


    Hoàng Thị ThơHoàng Thi Thơ
    2 Chủ đề
    2 Số bài
    Kinh Cầu Tình Yê...
    30/10/2013, 12:27 pm
    Xuan Loc Xem bài viết sau cùng
  • Trường Sa


    Trường SaTrường Sa
    0 Chủ đề
    0 Số bài

  • Lê Uyên Phương


    Lê Uyên PhươngLê Uyên Phương
    0 Chủ đề
    0 Số bài

  • Trần Thiện Thanh


    Trần Thiện ThanhTrần Thiện Thanh
    14 Chủ đề
    14 Số bài
    Người Yêu Của Lí...
    22/9/2013, 7:44 pm
    Xuan Loc Xem bài viết sau cùng
  • Anh Bằng


    Anh BằngNhạc Sĩ Anh Bằng
    3 Chủ đề
    3 Số bài
    Anh Còn Nợ Em - ...
    29/11/2013, 8:59 am
    Xuan Loc Xem bài viết sau cùng
  • Cung Tiến


    Cung TiếnNhạc Sĩ Cung Tiến
    2 Chủ đề
    2 Số bài
    Thu vàng - Cung...
    10/12/2014, 10:21 pm
    Xuan Loc Xem bài viết sau cùng
  • Dương Thiệu Tước


    Dương Thiệu TướcNhạc Sĩ Dương Thiệu Tước
    1 Chủ đề
    1 Số bài
    Chiều - Dương Th...
    22/11/2013, 12:51 pm
    Xuan Loc Xem bài viết sau cùng
  • Đức Huy


    Đức HuyNhạc Sĩ Đức Huy
    0 Chủ đề
    0 Số bài

  • Lam Phương


    Lam PhươngNhạc Sĩ Lam Phương
    0 Chủ đề
    0 Số bài

  • Văn Phụng


    Văn PhụngNhạc Sĩ Văn Phụng
    0 Chủ đề
    0 Số bài

  • Tình Khúc Bất Hủ


    Tình Khúc Bất HủNhững Tình Khúc Bất Hủ Vần A-B-C-Đ
    11 Chủ đề
    11 Số bài
    Bóng Chiều Tà - ...
    18/8/2014, 11:40 am
    Xuan Loc Xem bài viết sau cùng
  • Tình Khúc Vượt Thời Gian


    Tình Khúc Vượt Thời GianNhững Tình Khúc Vần E-G-H
    4 Chủ đề
    4 Số bài
    Em ơi Hà Nội phố...
    10/12/2014, 10:09 pm
    Xuan Loc Xem bài viết sau cùng
  • Tình Khúc Không Quên


    Tình Khúc Không QuênNhững Tình Khúc Vần K-L-M
    7 Chủ đề
    7 Số bài
    Lối về xóm nh...
    10/12/2014, 9:57 pm
    Xuan Loc Xem bài viết sau cùng
  • Ca Khúc Còn Mãi Với Thời Gian


    Ca Khúc Còn Mãi Với Thời GianNhững Ca Khúc Vần N-O-P
    1 Chủ đề
    1 Số bài
    Nổi Nhớ Dịu Êm -...
    14/10/2013, 8:45 pm
    Xuan Loc Xem bài viết sau cùng
  • Tình Khúc Cho Ngàn Sau


    Tình Khúc Cho Ngàn SauNhững Tình Khúc Vần Q-R-S-T-V
    6 Chủ đề
    6 Số bài
    Về đây nghe em -...
    10/12/2014, 9:44 pm
    Xuan Loc Xem bài viết sau cùng
  • Recently shared images

Thống Kê

Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm
Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 10 người, vào ngày 2/10/2013, 12:37 pm

Các thành viên đang truy cập: Không


No users have a birthday today
No users are having a birthday in the upcoming 7 days

Legend : [ Moderators ]

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 172

Diễn Đàn hiện có 8 thành viên

Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: Lê phát Đạt


  • Bài viết mớiBài viết mới
  • Không có bài viết mớiKhông có bài viết mới
  • Diễn Đàn đã bị khoáDiễn Đàn đã bị khoá